Bật Mí Cách Tẩy Tế Bào Chết An Toàn, Hiệu Quả Tại Nhà

1900 2195
Trang chủ / Tin tức / Xu hướng làm đẹp / BẬT MÍ CÁCH TẨY TẾ BÀO CHẾT AN TOÀN, HIỆU QUẢ TẠI NHÀ

BẬT MÍ CÁCH TẨY TẾ BÀO CHẾT AN TOÀN, HIỆU QUẢ TẠI NHÀ

Nhiều người tin rằng tẩy tế bào chết sẽ giúp cải thiện vẻ ngoài của da nhưng thực tế không phải ai cũng hiểu rõ về phương pháp này. Cùng Ruco tham khảo những khuyến nghị sau để tránh làm tổn thương da, khiến da mẩn đỏ hoặc nổi mụn nhiều sau khi tẩy da chết.

Tại Sao Tẩy Tế Bào Chết Quan Trọng?

Với khả năng hỗ trợ quá trình tái tạo tự nhiên, tẩy tế bào chết không chỉ giúp loại bỏ các chất tích tụ mà còn để lộ làn da tươi sáng, khỏe mạnh hơn. Hằng ngày, trong quá trình tái tạo, các tế bào hình thành lớp bên ngoài sẽ bắt đầu chết đi và được thay thế bằng tế bào da mới. Nếu không loại bỏ các tế bào chết, làn da sẽ xỉn màu theo thời gian, lỗ chân lông tắc nghẽn dẫn đến nổi mụn trứng cá hoặc da đổ nhờn. Ngoài ra tẩy da chết cũng có tác dụng kích thích tổng hợp collagen, cải thiện kết cấu và giữ cho da trông săn chắc, trẻ trung. 

tẩy tế bào chết an toàn hiệu quả tại nhà

Hai Phương Pháp Tẩy Tế Bào Chết Phổ Biến

Lựa loại tẩy tế bào chết phù hợp với da rất quan trọng. Việc tẩy da chết sai loại có thể gây kích ứng, khô ráp thậm chí tổn thương da. Có hai loại tẩy tế bào chết phổ biến nhất là cơ học (vật lý) và hoá học giúp phá vỡ hàng rào giữ các tế bào da lại với nhau, thúc đẩy nhanh quá trình thay đổi tế bào. 

  • Cơ học: Tẩy da chết cơ học sử dụng các công cụ làm sạch như bàn chải, khăn lau, xơ mướp, miếng bọt biển, găng tay… để chà xát da mặt, loại bỏ tế bào chết. Các chất tẩy thường dùng bao gồm vỏ quả mơ, quả óc chó xay, đá bọt, hạt jojoba và bột yến mạch. 

tẩy tế bào chết cơ học

  • Hóa chất: Phương pháp sử dụng các thành phần như AHA, BHA, axit glycolic, axit lactic… để tăng tốc độ luân chuyển tế bào, tẩy sạch da chết. Các axit hoạt động bằng cách hòa tan các liên kết giữ các tế bào da chết lại với nhau khiến chúng bong ra. Trong khi BHA hòa tan dầu, thấm và làm sạch sâu lỗ chân lông thì AHA có khả năng làm sáng và mịn da tổng thể. 

tẩy tế bào chết hóa học

Tần Suất Tẩy Da Chết Như Thế Nào?

Với nguyên tắc “ít hơn để nhiều hơn”, tẩy tế bào chết đơn giản là quá trình làm sạch nhẹ nhàng, giúp khuôn mặt sáng khỏe, loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn. Tần suất sẽ phụ thuộc nhiều vào loại da của bạn.

  • Đối với da nhạy cảm: Da có xu hướng đỏ ửng hoặc ngứa. Hơn hết, bạn chỉ cần sử dụng sữa rửa mặt dạng kem có tỷ lệ axit glycolic thấp mỗi tuần một lần. 
  • Đối với da dầu: Da sáng bóng, đổ nhờn, thường xuyên bít tắc lỗ chân lông. Bạn có thể tẩy da chết tối đa 4 lần mỗi tuần với phương pháp tẩy da hóa học và cơ học. 
  • Đối với da thường đến da hỗn hợp: Tần suất tối ưu là 2 lần mỗi tuần sử dụng retinoid hoặc sữa rửa mặt AHA hoặc BHA. Chú ý sử dụng kem dưỡng ẩm ngay sau đó để ngăn ngừa khô da, duy trì độ mướt mịn.
  • Đối với da khô: AHA và axit glycolic được khuyên dùng cho da khô do khả năng loại bỏ tế bào da chết, thúc đẩy quá trình tái tạo da. Sau khi tẩy tế bào chết, hãy dùng thêm kem dưỡng ẩm, kem chống nắng SPF do axit glycolic làm da nhạy cảm hơn so với các tia UV có hại. 

tần suất tẩy da chết như thế nào

Hướng Dẫn Từng Bước Tẩy Tế Bào Chết 

  • Bước 1: Rửa mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ và nước ấm.
  • Bước 2: Lấy một lượng tẩy tế bào chết cỡ hạt đậu, chấm nhỏ lên trán, hai má và cằm. Nhẹ nhàng massage đều chất kem trên mặt.
  • Bước 3: Sau khi xoa nhẹ sản phẩm trong 30 giây, rửa lại bằng nước ấm. 
  • Bước 4: Thoa kem dưỡng và serum phù hợp với làn da của bạn.

Những Điều Nên Làm Khi Tẩy Da Chết

  • Bắt đầu loại bỏ tạp chất, bụi bẩn bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ.
  • Chọn sản phẩm phù hợp với loại da và nhu cầu chăm sóc của bạn.
  • Đọc và làm theo hướng dẫn ghi trên sản phẩm để có kết quả tốt nhất
  • Tẩy nhẹ nhàng, không chà xát mạnh để giảm kích ứng và mang lại làn da mịn màng, rạng rỡ hơn.
  • Cấp ẩm làn da bằng kem dưỡng ẩm, ngăn ngừa khô và hỗ trợ hàng rào bảo vệ.

những lưu ý khi tẩy tế bào chết tẩy da chết

>> Đọc thêm: Detox Acnes - Công Thức Đặc Trị Mụn Hiệu Quả Đến 90% Từ Tây Ban Nha

Những Điều Không Nên Khi Tẩy Da Chết

  • Tránh tẩy da chết quá mức có thể gây kích ứng và tổn thương da.
  • Tránh dùng sản phẩm tẩy da chết mạnh hoặc mài mòn quá mức khiến da nhạy cảm hoặc viêm.
  • Nếu da có vết thương hở, vết cháy nắng hoặc bệnh về da như bệnh chàm, nên tránh tẩy tế bào chết cho đến khi vết thương lành hẳn.

Tẩy da chết là một phần quan trọng trong quy trình chăm sóc da chống lão hóa. Tẩy da chết thường xuyên 2-3 lần một tuần sẽ giúp làm sạch, mang lại làn da mịn màng, khỏe mạnh và tăng cường khả năng hấp thu sản phẩm chăm sóc da. Đừng cố gắng lạm dụng một phương pháp mà hãy cân bằng với các thói quen chăm sóc da khác, cho da được nghỉ ngơi và thư giãn.