Cách Ngừa Virus Corona Của WHO Và Bộ Y Tế

1900 2195
Trang chủ / Tin tức / Xu hướng làm đẹp / CÁCH PHÒNG NGỪA VIRUS CORONA CỦA WHO VÀ BỘ Y TẾ

CÁCH PHÒNG NGỪA VIRUS CORONA CỦA WHO VÀ BỘ Y TẾ

[caption id="attachment_3327" align="aligncenter" width="600"] Ngày 30/01 WHO tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu đối với dịch bệnh Virus Corona[/caption] Ngày 01/02, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, tỉnh Khánh Hòa đã có trường hợp đầu tiên mắc bệnh viêm đường hô hấp do virus Corona chủng mới (nCoV). Bệnh nhân là nữ lễ tân khách sạn, 25 tuổi, thường trú tại địa chỉ xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Nâng số người dương tính với Virus Corona tại Việt Nam là 06 người. Tính tới hiện tại chúng ta đã có 02 công dân Trung Quốc (01 người đã khỏi); 03 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc; 01 công dân Việt Nam là lễ tân có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc, đây là trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng đầu tiên được ghi nhận. [caption id="attachment_3324" align="aligncenter" width="600"] Ảnh minh họa khu vực cách li[/caption] Bộ Y tế tiếp tục truyền thông mạnh mẽ về tình hình dịch bệnh viêm phổi do virus Corona tới người dân tại cộng đồng. Cụ thể chúng ta nên thực hiện tốt những việc như sau:

1. Rửa tay thường xuyên.

Hầu hết các hoạt động hằng ngày của chúng ta đều sử dụng đến tay như mở cửa, lái xe, thanh toán tiền, ăn uống... tất cả những hành động này đều ẩn chứa nguy cơ lây nhiễm gián tiếp. Do đó, bác sĩ Khánh khuyên mọi người cần rửa tay thường xuyên bằng các loại xà phòng sát khuẩn hoặc nước sát khuẩn tay nhanh.

2. Mở cửa bằng khuỷu tay.

Khi đến các nơi công cộng hoặc nhà vệ sinh, với những cánh cửa phải mở bằng tay nắm cửa, chúng ta có thể lấy một tờ giấy ăn, giấy vệ sinh mang theo sẵn để cầm vào tay nắm mở cửa, sau khi đã ra ngoài (vào trong), chúng ta cần bỏ tờ giấy đó vào những thùng rác có nắp đậy. Nếu không có sẵn giấy, sau khi vặn tay nắm cửa ra ngoài, chúng ta cần sát khuẩn tay bằng nước sát khuẩn mang theo hoặc rửa tay với xà phòng và nước. Với những cánh cửa không có tay nắm cửa và đẩy được, chúng ta có thể đẩy cửa bằng khuỷu tay hoặc vai, điều này giúp đảm bảo tránh sự lây nhiễm tới bàn tay.

3. Hạn chế đến chỗ đông người.

Những không gian như siêu thị, khu vui chơi... thường khó lưu thông không khí dẫn đến dễ dàng bị lây nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, các bề mặt tiếp xúc đã bị nhiều người tiếp xúc trước đó, có nguy cơ lây nhiễm cao, do đó, nên hạn chế đến nơi đông người.

4. Che chắn kĩ nơi công cộng

Ở không gian đông người, đứng sát, không khí không lưu thông (thang máy, nhà ga, toa tàu...) nên mặc áo quần kín, đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc, nói chuyện. Nếu có thể, chúng ta nên giữ khoảng cách ít nhất 0.5-1m với người khác. Nếu muốn nhấn nút thang máy, chúng ta nên sử dụng nắm đấm bàn tay, không nên sử dụng đầu ngón tay để nhấn nút.

5. Sát khuẩn bề mặt vật dụng thường ngày (điện thoại, máy tính, bàn làm việc, giày dép...).

6. Sử dụng khẩu trang 3 lớp khi ra ngoài, tiếp xúc chỗ đông người.

Đã tháo khẩu trang là không dùng lại. Lưu ý, mọi người nên rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay trước khi đeo khẩu trang. Khi đeo khẩu trang , cố gắng để khẩu trang ôm sát phần cằm và sống mũi. Nếu tay khi chưa được sát khuẩn sờ vào mặt trong của khẩu trang thì tuyệt đối không nên sử dụng khẩu trang đó nữa. Khi tháo khẩu trang, chúng ta tháo bằng cách sử dụng tay cầm vào 2 bên dây đeo khẩu trang. Khẩu trang sau khi tháo ra không thể sử dụng lại mà phải sử dụng khẩu trang mới. Nếu tháo khẩu trang bằng cách dùng tay cầm vào phần mặt ngoài ôm vào mũi và miệng thì chúng ta cần sát khuẩn lại tay.

7. Hạn chế tối đa sờ tay lên mặt.

Mặt là khu vực có những bộ phận có thể dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập như mắt, mũi, miệng, tai. Nhiều nghiên cứu cho thấy cứ 1 tiếng đồng. Quan trọng nhất là không nên hoang mang, lo sợ. Chỉ cần chúng ta làm tốt các cách phòng vệ cá nhân và tăng cường các biện pháp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể là đã có thể yên tâm tiếp tục các hoat động học tập và làm việc thường ngày.